GIỚI THIỆU

Tên đơn vị: PHÒNG THÍ NGHIỆM XỬ LÝ TÍN HIỆU SỐ VÀ HỆ THỐNG NHÚNG – Khoa Điện tử Viễn thông – Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
Tên tiếng Anh: DIGITAL SIGNAL PROCESSING AND EMBEDDED SYSTEMS LABORATORY
Tên viết tắt: DESLAB

LỊCH SỬ

Khoa Điện tử – Viễn thông đã giảng dạy và ứng dụng Xử lý tín hiệu số (Digital Signal Processing – DSP) và các môn có liên quan (xử lý tiếng nói, xử lý ảnh, logic mờ, mạng nơron, các phương pháp thống kê…) ở trình độ đại học và sau đại học trong thời gian hơn dài. Mặt khác, do sớm (từ khoảng năm 2000) nắm bắt được hướng phát triển mới của điện tử – công nghệ thông tin là Logic khả trình (Programmable Logic) và Hệ thống nhúng (Embedded systems – ES) nên thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học (cấp trọng điểm ĐHQG – HCM và các cấp thấp hơn) các giáo viên đã tích lũy được nhiều phương tiện, nhất là các bo mạch phát triển FPGA và DSP, tạo cơ sở rất tốt cho đào tạo và các nghiên cứu, triển khai tiếp theo. Thêm nữa, khoa được sự tài trợ rất phong phú của nhiều công ty hàng đầu như Altera (Mỹ), Microchip (Mỹ), Renesas (Nhật), Mitsuba (Nhật)…
Do đã có các điều kiện rất thuận lợi như trên và tầm quan trọng của DSP và ES trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, và ứng dụng, nên khoa đã được trường cho thành lập phòng thí nghiệm DES Lab năm 2008.

NHIỆM VỤ

  1. Nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ.
  2. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm ứng dụng (R&D).
  3. Hợp tác hay liên kết với các công ty bên ngoài đại học, trường đại học trong và ngoài nước.
  4. Hỗ trợ việc đào tạo đại học và sau đại học của khoa.

TẦM NHÌN 2020

  • Tự thiết kế sản phẩm điện tử công nghệ cao có ứng dụng thực tế.
  • Có khả năng nghiên cứu mạnh đáp ứng nhiệm vụ nghiên cứu và đặt hàng khoa học công nghệ.
  • Đáp ứng kịp các thay đổi công nghệ trong và ngoài nước.
  • Phấn đấu thành đơn vị có doanh thu từ các hoạt động dịch vụ và phát triển sản phẩm.

TRANG THIẾT BỊ

DESLAB được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết phục vụ cho việc đào tạo và nghiên cứu ở các lĩnh vực mà DESLAB đang và đã định hướng.

  • Bo mạch ARM, DSP, FPGA (Altera).
  • Bo mạch lập trình nhúng Panda, Arduino, Raspberry Pi,  DEx-SoC, Altium.
  • Kính hiển vi điện tử.
  • Máy in 3D.
  • Thiết bị đo: bộ nguồn, máy phát xung, máy phát sóng, dao động ký số Oscilloscope, DAQ (NI), máy đo VOM, máy đo đa năng Electronics Explorer, v.v.

ĐỐI TÁC

  • Công ty HPT
  • Công ty Big Dolphin
  • Công ty Vijases
  • Công ty Povitech
  • Công ty Savarti
  • Công ty Fsoft – LSI
  • Công ty ANSV – Tập đoàn VNPT
  • Trung tâm đào tạo và thiết kế vi mạch ICDREC
  • VLSI Lab, The University of Electro-Communications, Tokyo, Nhật Bản
  • Viện Kỹ thuật Điện tử, Warsaw, Ba Lan